Giới thiệu

TRƯỜNG MẦM NON   – NƠI GỬI TRỌN NIỀM TIN.

pic_san-choi1

 Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai. Chăm sóc giáo dục trẻ thơ từ những tháng năm  đầu đời là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các bậc làm cha, làm mẹ. Khi bé tới tuổi đến trường, bạn đang lo lắng, băn khoăn về ngôi trường phù hợp cho bé. Thấu hiểu những lo lắng của bạn chúng tôi đã cố gắng xây dựng một môi trường tốt nhất để có thể giúp bé phát triển một cách diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trường Mầm non  được thành lập năm 1995. Những năm mới thành lập, toàn trường chỉ có 3 lớp mẫu giáo, đội ngũ CB, GV chỉ có 3 người, sau 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay toàn trường có 12 nhóm lớp, đội ngũ CB, GV, NV có 30 người, hằng năm tỷ lệ huy động trẻ ra nhóm trẻ và các lớp MG luôn đạt cao. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non kết hợp với sự chăm sóc tận tình và phương pháp giảng dạy tiên tiến. Chính vì vậy, quý phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm các bé ở Trường Mầm non .

Với tôn chỉ “ Bé vui khỏe – Cô hạnh phúc ”. Trường Mầm non không chỉ là ngôi trường mà còn là ngôi nhà thân thương của các bé và nơi đặt trọn niềm tin của quý phụ huynh.

Sự phối hợp giữa trường mầm non với gia đình

         Nội dung phối hợp giữa Trường mầm non với gia đình

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà trường và nhóm lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nêu một số nội dung phối hợp sau đây:
a) Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ 
– Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe cho trẻ theo định kì.
– Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.
– Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường.
b) Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ
– Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường,của nhóm, lớp.
– Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là:
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ.
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặt biệt các thành viên là nam giới ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
+ Coi trọng giáo dục giới tính cho trẻ.
Coi trọng việc phát hiện,can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có trể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.
– Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ…
– Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Đối với trẻ, nếu lần đầu tiên đến lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với bà mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường, đứa trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy lớp cũng như ở nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường…Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình , ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính …để giáo viên có biện pháp chăm sóc- giáo dục phù hợp.